Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Tinh dầu hạt gấc - "thần dược" cho sức khỏe


Tinh dầu hạt gấc - "thần dược" cho sức khỏe
Thứ hai, 23 Tháng 9 2013 21:00:29
Tác dụng của tinh dầu hạt gấc có tác dụng chẳng kém gì các loại mật gấu, nên các lương y thường gọi đây là "mật gấu treo".
Tinh dầu hạt gấc, tác dụng chẳng kém mật gấu
Màng bọc hạt gấc có chứa một vị thuốc quý là carotene.
Gấc là loại cây leo, phát triển tốt ở những vùng khí hậu nóng. Khi quả gấc có màu đỏ (đã chín) hái về treo gác bếp để dành, quả gấc sẽ teo nhỏ, để cả năm vẫn không bị hỏng.
Quả gấc có tên khoa học là momordica cochinchinensis, được mọi người hay dùng để nấu xôi - một món ăn truyền thống. Xôi gấc có màu đỏ tươi, thơm, ngọt dịu, dẻo, béo... rất ngon, mọi người thường dùng trong những dịp đặc biệt như cúng tổ tiên, hay lễ tết, hội hè. Tuy nhiên, khi ăn xôi, ta thường bỏ hai vị thuốc quý đó là màng bọc hạt gấc và nhân hạt gấc.
Màng bọc hạt gấc có chứa một vị thuốc quý là carotene (tiền sinh tố A), có tác dụng điều trị quáng gà, làm sáng mắt, giúp trẻ con mau lớn, người già thêm cứng cáp, giúp các vết thương mau liền sẹo... Viên dầu gấc đang có bán trên thị trường được chiết xuất từ màng bọc hạt gấc. Còn nhân hạt gấc là một vị thuốc rất quý có tác dụng làm tan các vết bầm do chấn thương, làm mau lành những nơi bị nhiễm khuẩn, cầm máu, làm vết thương mau lành...
Dưới đây là một số tác dụng của gấc:
1. Bổ sung Vitamin
Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng Beta carotene. Là tiền sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt. Nếu bạn trẻ hay thức khuya ôn bài, hoặc làm việc lâu trước máy vi tính, mỏi mắt, nhức mắt… nên bổ sung dầu gấc thường xuyên để có một thị lực tốt hơn.
2. Hạt gấc - loại thuốc dân gian
Thứ hạt đen xù xì, xấu xí mà các bạn trẻ nhà mình thường bỏ đi sau mỗi khi chế biến thức ăn. Cũng là loại thuốc dân gian vẫn thường dùng đó nhé! Nhân hạt gấc chứa chất dầu màu vàng, các chất dinh dưỡng như chất béo, đam, chất xơ, phosphtase… Thường dùng trị mụn nhọt, quai bị, sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa…
3. Phòng chống ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc còn cao gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều các chất khác như Vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt… Do đó, người Mỹ gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường.
Mặc dù vậy, y học khuyến cáo mỗi ngày người lớn chỉ nên sử dụng 20-25 giọt dầu gấc và 5-10 giọt đối với trẻ em.
4. Tác dụng tốt với tim mạch
Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến. Mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, người bị mắc bệnh tiểu đường. Chống các bệnh tim mạch, góp phần chống tai biến, tăng cường tuổi thọ.

5. Nhuận tràng tốt cho tiêu hóa
Các món ăn “made by gấc” không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa. Với tiết trời se lạnh sẽ không gì tuyệt hơn một bát bò xốt vang, hoặc xôi gấc béo ngậy thơm ngon bạn nhỉ?
Tinh dầu hạt gấc, tác dụng chẳng kém mật gấu
6. Nâng cao sức đề kháng cơ thể
Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ôxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể.
Ngoài ra, những tác dụng của gấc như:
- Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL Cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến.
- Dầu gấc chứa lycopen thực vật nên có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc.
- Các món ăn có gấc làm vị “gia giảm” không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa.
- Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Beta – carotene có chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ô xy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Gấc Việt Nam - Loại dược phẩm quý

Gấc Việt Nam - Loại dược phẩm quý5/29/2010 1:34:29 AM
TS. Vương Thuý Lệ 
ĐH Davis, California 

GẤC VIỆT NAM, LOẠI DƯỢC PHẨM QUÝ 

Trong hội nghị này, người báo cáo công trình nghiên cứu về trái gấc là một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt. Tiến sĩ Dinh dưỡng học Vương Thúy Lệ - hiện công tác tại Trường đại học Davis California. Điều gì đã khiến chị "mê" trái gấc đến thế? Chị cho biết: Trước năm 1994, chị đã dành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu về tình trạng thiếu vitamine A ở trẻ em nông thôn Việt Nam từ những năm 1950 đến những năm đầu thập kỷ 90. Dù tình trạng sức khỏe trẻ em Việt Nam đã được cải thiện đáng kể do sự tăng trưởng của nền kinh tế và những cố gắng của Chính phủ, nhưng trẻ em ở các vùng nông thôn vẫn thiếu vitamine A theo tiêu chuẩn quy định của Tổ chức y tế thế giới (WHO). 

Dan gac4.jpg


Thành phần Beta Carotene (tiền vitamine A) có nhiều trong các loại trái có mầu vàng, da cam, đỏ và các loại rau xanh. Những loại rau, trái này rất sẵn có ở Việt Nam. Gấc vẫn là đại diện số 1 về hàm lượng Beta Carotene (trong 100 g màng đỏ hạt gấc có tới 38 mg Beta Carotenee tương đương với 50.000 đơn vị vitamine A). Ngay cả so với cà-rốt một trong những loại thực phẩm vẫn được coi là giàu tiền vitamine A nhất, hàm lượng Beta Carotene trong trái gấc vẫn cao gấp 14 lần. Để đánh giá chính xác hơn kết quả nghiên cứu cuối năm 1997, Vương Thúy Lệ đã thực hiện một cuộc thử nghiệm ở hai xã Tân Trào và Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Trong thời gian 30 ngày, 193 trẻ từ 31 đến 70 tháng tuổi được chia thành 3 nhóm: nhóm ăn dầu gấc, nhóm ăn Beta Carotene tổng hợp, nhóm ăn xôi có nhuộm thực phẩm mầu giống gấc. Kết quả thu được cho thấy: trẻ ở nhóm 1 ăn xôi gấc, lượng hồng cầu, Beta Carotene, vitamine A trong máu tăng lên rõ rệt so với 2 nhóm trẻ không ăn xôi gấc. Phấn khởi với những kết quả thu được, trở về Mỹ, Lệ đã viết các báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành và chị đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Không dừng lại ở những kết quả đó, chị tiếp tục tìm kiếm nguồn tài trợ với mong muốn thực hiện một dự án nghiên cứu làm thế nào để người dân Việt Nam có thói quen dùng dầu gấc trong các bữa ăn hằng ngày. Trái gấc mang tính thời vụ, chỉ có từ trước Tết đến sau Tết Nguyên đán. Làm thế nào đề quanh năm người dân có được dầu gấc để ăn? 

GC8B1A~1.JPG


Không phải bây giờ gấc Việt 
Nam mới được quan tâm đến thế. Cách đây 200 năm, nhà thực vật học người Bồ Đào Nha J.Lourciso đến nước ta đã phát hiện ra cây gấc và đặt tên khoa học cho nó là Momordica Cochinchincuris. Các lương y Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đã biết đến tác dụng chữa bệnh của cây gấc: rễ cây chữa ung nhọt, nhọt đầu đinh, viêm tuyến hạch; màng đỏ hạt gấc chữa bệnh trẻ em chậm lớn, khô mắt, quáng gà, kém ăn, mệt mỏi; hạt gấc chữa quai bị, trĩ, làm tan khối tụ máu do chấn thương... Ruột trái và màng đỏ hạt gấc cũng là nguyên liệu tuyệt vời để làm thành món xôi gấc cổ truyền của dân tộc. Từ vài chục năm nay, nhiều nhà khoa học Việt Nam như Bùi Đình Sang, Nguyễn Văn Đàn, Phạm Kim Mãn...đã tích cực nghiên cứu và chiết được một lượng dầu gấc từ màng đỏ cùi gấc. Gần đây Đinh Ngọc Lâm và Hà Văn Mạo tiến hành đã nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước tạo ra chế phẩm Gacavit từ màng đỏ cùi gấc - có tác dụng khắc phục tác hại của dioxin đối với cơ thể con người; phòng, chữa xơ gan và ung thư gan nguyên phát, giảm tác hại của những bệnh nhân ung thư phải điều trị bằng hóa chất và tia xạ. 

Keep and Eye on Gac - Gac and the Cancer connection.jpg

Lần này, được sự ủng hộ của quỹ Tầm nhìn thế giới, tháng 12-2000, Vương Thúy Lệ đã trở lại Việt Nam. Hành trang của chị lần này là hai giàn máy ép dầu gấc và những kiến thức đã thu lượm được trong quá trình nghiên cứu về gấc ở Việt 
Nam trước đây. Tại hai xã Tân Minh và Bắc Sơn thuộc huyện Sóc Sơn, cùng với các cộng sự Việt Nam, chị tư vấn cho bà con nông dân tác dụng và cách sử dụng dầu gấc trong các bữa ăn hằng ngày. 20 gia đình ở Tân Minh có trẻ dưới năm tuổi suy dinh dưỡng, mỗi gia đình được nhận 1 lít dầu gấc để dùng theo hướng dẫn. Kết quả thu được sau hai tháng khiến chị và các cán bộ y tế Việt Nam cùng tham gia quá trình thực hiện dự án hết sức vui mừng: hầu hết các bà mẹ đã cho con mình sử dụng dầu gấc đúng cách: nấu xôi, xào nấu với thức ăn, trộn với cơm nóng... Có chị còn dùng dầu gấc bôi vào vết thương do bị bỏng, ngã. Tuy nhiên, việc biến dầu gấc thành thực phẩm có thể sử dụng thường xuyên cho bữa ăn hằng ngày mới là cái đích nghiên cứu của chị Lệ lần này. Cây gấc dễ trồng, có thể để gấc leo quanh bờ rào hay làm giàn cho gấc ở cổng, sân nhà, vừa tạo cảnh quan, lấy bóng mát, vừa cho thu hoạch trái gấc. Trung bình một giàn có thể cho từ 50 đến 200 tráin tùy theo mức độ chăm sóc. Gấc vừa dễ trồng, vừa tận dụng được đất... nếu có "đầu ra" chắc chắn và ổn định, gấc cũng sẽ là thu nhập đáng kể cho người nông dân. Ai bảo gấc không đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo? 

Beta Carotene O copy.jpg

Lycopene.jpg

Gấc Việt Nam cũng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới chú ý, bởi ngoài tác dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, gấc còn có hàm lượng đáng kể lycopene - chất thường được dùng để chế biến các sản phẩm kem dưỡng da, son môi làm đẹp. Nếu được sự quan tâm thích đáng của ngành chế biến thực phẩm và ngành công nghiệp dược Việt
 Nam, việc chế biến và xuất khẩu dầu gấc sẽ trở thành hiện thực trong tương lai không xa. 

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

GẤC: cái tên rất lạ, nhưng lại rất cừ khôi!




medicinehunter.jpg
GẤC: cái tên rất lạ, nhưng lại rất cừ khôi!
Vâng, đó là cái tên xa lạ. Không, bạn có thể không nghe nói về nó trước kia. Nhưng nó chắc chắn là một loại trái cây bạn cần biết. Đó là quả Gấc (Momordica cochinchinensis), một loại trái cây màu đỏ kỳ lạ và đẹp có nguồn gốc từ Việt Nam, nơi mà nó được thu hoạch vào tháng Mười Hai và tháng Giêng. Loại quả được trồng khắp khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, thường là một loại cây cảnh vì màu sắc tuyệt đẹp của nó. Nó còn được gọi là dưa chuột Trung Quốc, hoặc dưa đắng cundeamor, hoặc dưa karela Bhat. Gấc rất giàu Beta-carotene và chất chống oxy hóa lycopene (bảy mươi lần so với cà chua), và zeaxanthin. Nó chứa nồng độ Beta carotene cao nhất của bất kỳ trái cây, thực vật nào được biết đến (mười lần nhiều hơn cà rốt). Beta carotene là tiền vitamin A có màu đỏ được tìm thấy từ cốt lõi của các loại trái cây và rau quả, từ mơ tới bí ngô. Nó chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể, và có nhiều đặc tính bảo vệ tế bào.
Một cách truyền thống, trái Gấc được nấu chín với gạo nếp để sản xuất một món ăn màu cam rực rỡ được biết đến như xôi gấc. Các trái cây và các chế phẩm khác nhau làm từ Gấc, được phục vụ như là món ăn đặc biệt trong năm mới, hoặc tiệc cưới mang lại may mắn và hạnh phúc cho chủ nhân.
Là một y dược cổ truyền, quả gấc đã được sử dụng để điều trị :
• Tình trạng của mắt
• Bỏng da
• Vấn đề về da
• Vết thương.
Nước ép trái cây được tiêu thụ như một loại đồ uống lành mạnh, tốt cho :
• Mắt, giảm nguy cơ mù lòa
• Hệ miễn dịch
• Sinh sản
• Sức khỏe
• Tim mạch
• Da dẻ hồng hào
• Và tuyến tiền liệt….
Ngày nay, sự chiết xuất từ trái Gấc đang xâm nhập vào dòng thực phẩm bổ sung ở Mỹ cũng như khắp nơi trên thế giới. Các zeaxanthin trong trái Gấc bảo vệ các mô của mắt đối với việc tiếp xúc với tia cực tím, và giúp giảm quá trình oxy hóa của tế bào mắt, do đó nâng cao sức khỏe tổng thể của mắt. Ngoài ra, Beta Carotene trong màng đỏ trái Gấc giúp duy trì thị lực ban đêm tốt, và làm giảm nguy cơ mù lòa.
Để tăng cường hệ miễn dịch, Beta-caroten từ quả Gấc chuyển đổi trong cơ thể ra vitamin A, và giúp ích trong việc phát triển lành mạnh các tế bào máu trắng, bao gồm cả tế bào lympho, là những"chiến sĩ bộ binh" quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể bảo vệ chính nó chống lại bệnh tật.
Chất Beta-carotene trong Gấc hỗ trợ mạnh mẽ chức năng sinh sản bằng cách tăng cường sản xuất tinh trùng, và sau khi nó được đổi thành vitamin A. Nó chính là chất dinh dưỡng quan trọng đóng một vai trò tối ưu trong sự phát triển phôi thai khỏe mạnh.
Các chất Lycopene và Beta-carotene trong Gấc quả tăng cường sức khỏe của da bằng cách giảm thiểu thiệt hại oxy hóa trong mô. Hãy nghĩ về quá trình oxy hóa như là "sự rỉ sét" của các tế bào. Những thành phần trong gấc làm giảm quá trình rỉ sét đó, và góp phần tạo cho làn da trông đẹp đẽ và khỏe mạnh.
Các chất chống oxy hóa khác nhau trong Gấc còn giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch như chống xơ vỡ động mạch, hoặc xơ cứng động mạch. Ngoài ra, cả hai chất Lycopene và Beta-carotene đã cho thấy có sự hoạt động bảo vệ chống lại các nguy cơ đau tim. Ngoài ra, Lycopene, có nhiều trong quả Gấc, giúp giảm BPH, còn được gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Ngoài ra còn có bằng chứng tốt cho thấy Lycopene có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Gấc mọc trên giàn. Khi quả Gấc chín, nó chuyễn từ màu neon sáng xanh lá cây tới một màu đỏ tươi tốt. Trái Gấc có vẻ xuất hiện như mỏng manh và nguy hiểm, và thực sự là lớp ngoài của trái gấc (vỏ) là độc hại. Nhưng đây không phải là phần ăn được, chỉ có phần bên trong của quả gấc (gọi là màng đỏ bao quanh hạt gấc), nhìn lạ như ruột đỏ, được tiêu thụ mà thôi.
Một nghiên cứu của Nhật Bản báo cáo trên tạp chí Ung thư Quốc tế cho rằng quả Gấc có thể là một chất chống ung thư. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nước chiết xuất của Gấc ức chế sự tăng trưởng của một số tế bào ung thư. Điều này không có nghĩa là quả Gấc chữa trị bệnh ung thư, nhưng nó gần như chắc chắn sẽ giúp giảm nguy cơ của một số loại ung thư. Không nghi ngờ gì nữa về các tính chất chống ung thư của quả Gấc sẽ được tiến hành áp dụng trong tương lai.
Bởi vì nồng độ cao bất thường của Beta-carotene, Gấc là một sự trợ giúp có giá trị trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị những bệnh thiếu vitamin A. Một nghiên cứu về trẻ em tại Việt Nam tiến hành đo nồng độ huyết tương của vitamin A trước và sau khi tiêu thụ loại trái cây Gấc chiết xuất, nghiên cứu cho thấy vitamin A tăng lên sau khi dùng Gấc. Ở nhiều nước phát triển, thiếu vitamin A là một bệnh dịch. Sự thiếu sót đó có thể gây ra bệnh thiếu tầm nhìn ban đêm, mù mắt, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tỷ lệ tử vong người mẹ cao, sự phát triển phôi thai tồi tàn, và sửa cho con bú giảm thiểu.
Thực phẩm bổ sung từ trái Gấc có thể giảm sự thiếu vitamin A kinh niên, và giúp làm giảm các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Bạn sẽ không tìm thấy trái Gấc trong các chợ, siêu thị trong những ngày sắp tới. Bạn cũng không tìm thấy sinh tố Gấc mát lạnh trong những tiệm ở đầu phố. Nhưng bạn sẽ thấy thành phần này hiển thị trong danh sách thực phẩm bổ sung , như các chuyên gia y tế đón nhận đặc tính bổ dưỡng và chữa bệnh của loại quả kỳ lạ này .
Chris Kilham là người chuyên săn tin y học ,đang nghiên cứu dưọc thảo trên toàn thế giới, từ Amazon đểSiberia. Ông dạy Ethnobotany tại Đại học Massachusetts Amherst, nơi ông cư ngụ. Chris tư vấn cho các công ty dược thảo, dược phẩm và mỹ phẩm, và là một khách mời thường xuyên trên đài phát thanh và truyền hình trong các chương trình trên toàn thế giới. Lãnh vực nghiên cứu của ông phần lớn được tài trợ bởi Naturex của Avignon, Pháp.